Kiến thức E-E-A-T là gì? Cách tối ưu hóa EEAT cho SEO – Chia sẻ và tổng hợp bởi taowebngon.com hãy chia sẻ cho bạn bè và cảm nhận, nếu thấy không hay hãy comment giúp shop!
E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) là một khái niệm quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO. Để tối ưu hóa E-A-T, trang web cần phải chứa nhiều thông tin chính xác, được viết bởi những chuyên gia có uy tín và được kiểm chứng bởi nguồn tin đáng tin cậy. Để đạt được điều này, website cần tăng cường các nội dung chất lượng, có tính chuyên môn và được đánh giá cao bởi cộng đồng người dùng. Chiến lược tối ưu hóa E-A-T cần phải xây dựng dựa trên nền tảng chất lượng và đáng tin cậy để nâng cao vị trí của trang web trên công cụ tìm kiếm.
E-E-A-T là gì, tại sao phải quan tâm đến nó?
1. Expericence (trãi nghiệm)
Trong hướng dẫn của google nói rằng:
“Xem xét mức độ người sáng tạo nội dung có kinh nghiệm trực tiếp hoặc kinh nghiệm cuộc sống cần thiết cho chủ đề. Nhiều loại page đáng tin cậy và đạt được mục đích tốt khi được tạo bởi những người có nhiều kinh nghiệm cá nhân.
Ví dụ: bạn sẽ tin vào điều nào: bài đánh giá sản phẩm từ người đã sử dụng sản phẩm đó hay bài đánh giá của người chưa sử dụng.
2. Expertise (chuyên môn)
Google nói về chuyên môn như sau:
“Xem xét mức độ mà người sáng tạo nội dung có kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết cho chủ đề. Các chủ đề khác nhau đòi hỏi các cấp độ và loại chuyên môn khác nhau để trở nên đáng tin cậy.
Ví dụ bạn sẽ tin tưởng điều gì: lời khuyên đi dây điện trong nhà từ một thợ điện lành nghề hay từ một người đam mê đồ cổ nhưng không có kiến thức về đi dây điện?”
Google làm rõ những gì mà site và người sáng tạo nội dung nói về chính mình, những gì người khác nói về mình, những gì hiển thị trên page thể hiện chuyên môn, bao gồm nội dung chính và những phần như review và comment. Tuy nhiên, thực tế hiện tại Google không tới những site khác xem nói gì về mình và rồi quay lại xếp hạng page của mình. Google cũng không đánh giá giá trị, chẳng hạn như bằng của ĐH Bách Khoa hai ĐH Kinh Tế tốt hơn.
Ví dụ đánh giá người có bằng cấp so với người không có bằng cấp, như trường hợp một người thợ hàn 15 năm kinh nghiệm và một người học trung cấp hàn 3/7 mới tra trường thì Google sẽ chọn người có 15 năm kinh nghiệm, Google có thể cho rằng 15 năm đó là chuyên môn chứ không phải kinh nghiệm.
Việc chứng minh chuyên môn bằng từ ngữ trên page vẫn còn hạn chế do Bot chưa có khả năng tìm hiểu thông tin đủ tốt.
Do đó để nó hiểu là khó và thực tế là Google cũng không cố gắng đo lường cho nên mình cần mô tả bằng cách dùng Schema Person sử dụng thuộc tính sameAs dẫn đến những nơi chứa bằng cấp, giấy chứng nhận, hồ sơ… để chứng minh mình chính là người làm những việc có chuyên môn.
Google thêm trải nghiệm vào vì họ thấy rằng chỉ chuyên môn thôi thì không đủ. Một người có thể trở thành chuyên gia mà không cần bằng cấp.
3. Authority (thẩm quyền)
Google nói về thẩm quyền như sau:
“Xem xét mức độ mà người tạo nội dung hoặc site được coi là “nguồn” cho chủ đề. Mặc dù hầu hết các chủ đề không có site hoặc người tạo nội dung chính thức có thẩm quyền, nhưng khi có thì site hoặc người tạo nội dung đó thường nằm trong số những nguồn uy tín và đáng tin cậy nhất.
Ví dụ:
Site chính phủ để nhận hộ chiếu là nguồn duy nhất, chính thức và có thẩm quyền để gia hạn hộ chiếu.
Site bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy là nguồn duy nhất, chính thức và có thẩm quyền để điều trị tuyến đầu.
Thẩm quyền site được hiểu là: site đã bao phủ chủ đề chưa, site có nói về sự liên quan chủ đề chưa, site phải viết về hầu hết các chủ đề con, bao phủ những chủ đề những site khác có đề cập.
Theo Google guideline, nếu site chỉ trả lời 1 câu hỏi thì không phải là nguồn của chủ đề. Phải trả lời tất cả các câu hỏi, phải tag những thứ là nguồn chủ đề làm UGC (User-generated content là bất kỳ dạng nội dung nào được người dùng tạo và chia sẻ dựa trên kinh nghiệm, quan điểm, ý tưởng hoặc phản hồi) để mọi người vào bình luận, đặt câu hỏi.
Trong guideline Webmaster, Google nói họ rất thích comments. Nếu comments dẫn đến nguồn chủ đề, được mọi người đặt câu hỏi thì Google sẽ tín nhiệm và cho là thẩm quyền. Comments kiểm soát tốt sẽ làm nội dung phong phú, xây dựng tính liên quan theo thời gian và sẽ giúp thăng hạng.
4. Trust (tín nhiệm, tin cậy)
Google nói như sau:
“Sự tín nhiệm là quan trọng nhất trong nhóm E-E-A-T bởi vì các page không đáng tin cậy có E-E-A-T thấp, cho dù chúng có vẻ như có Kinh nghiệm, Chuyên môn hay Thẩm quyền thế nào đi nữa.
Ví dụ một site lừa đảo tài chính là không đáng tin cậy, ngay cả khi người tạo nội dung là kẻ lừa đảo chuyên nghiệp và có kinh nghiệm cao, được coi là kẻ chuyên thực hiện các vụ lừa đảo.”
E-E-A-T là tính xác thực.
Google tổng hợp rất nhiều yếu tố, tìm cách xác thực tính tin cậy (trust) để xác định đâu là doanh nghiệp, site thực sự tốt nhất và hữu ích cho người dùng.
Sự tín nhiệm là quan trọng nhất trong nhóm E-E-A-T bởi vì các page không đáng tin cậy có E-E-A-T thấp, cho dù chúng có vẻ như có Kinh nghiệm, Chuyên môn hay Thẩm quyền thế nào đi nữa.
Video đào tạo seo:
————————————————————————————————————–
FOOGLESEO:
Địa chỉ: 114 đường số 10, Phường 10, Quận Gò Vấp
Địa chỉ Huế: 69/2 Phạm Thị Liên, Phường Kim Long, TP Huế
Điện Thoại: 0913494839
Email: [email protected]
Website:
#eeatlagi #toiuueeatchoseo #foogleseo #daotaoseo #toiuuhoae-e-a-tchoseo
source
Trả lời